Ưu thế phát triển khu công nghiệp – dịch vụ

Khu công nghiệp – dịch vụ hứa hẹn tạo nên giá trị gia tăng cho chủ đầu tư, thu hút dòng tiền, đón làn sóng dịch chuyển nhà máy

Mô hình khu công nghiệp – dịch vụ được nhiều nước phát triển vận hành từ khá lâu, đặc biệt với các quốc gia chú trọng xuất khẩu. Tại Trung Quốc, mô hình này áp dụng phổ biến ở các thành phố loại 2, 3 và phần lớn phát triển từ các khu công nghiệp truyền thống. Ở Việt Nam, giới chuyên môn đánh giá, 2021 là thời điểm thuận lợi để chuyển đổi theo mô hình này với nhiều lợi thế vượt trội.

Thời điểm thuận lợi chuyển đổi mô hình

Mô hình khu công nghiệp – dịch vụ là một khu vực đồng bộ về kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội một cách tự nhiên. Thực chất, mô hình này đã thành hình tại Việt Nam từ hơn 10 năm trước, tiêu biểu là khu công nghiệp VSIP Bình Dương, Bắc Ninh. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, chưa có nhiều chủ đầu tư nhìn thấy con đường dài của loại hình này. Chỉ khi bất động sản công nghiệp trở thành cụm từ được tìm kiếm, quan tâm gần đây thì tiềm năng của khu sinh thái công nghiệp hay tổ hợp dịch vụ kế cận khu công nghiệp mới được các nhà đầu tư nhìn nhận đúng.

Khác với các khu công nghiệp truyền thống, mô hình này có lợi thế thu hút dòng tiền đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam trở thành điểm đến của làn sóng dịch chuyển nhà máy từ một số quốc gia trong khu vực.

Khu công nghiệp Sông Công (Thái Nguyên). Ảnh: BĐ.

Giới chuyên gia đánh giá, việc quy hoạch và phát triển khu công nghiệp – dịch vụ chính là “điểm mở” từ chính sách giúp các nhà đầu tư có thêm cơ hội sở hữu quỹ đất. Với khả năng tài chính tốt cùng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bất động sản thương mại dịch vụ khu công nghiệp hứa hẹn tạo nên giá trị gia tăng cho chủ đầu tư, tăng sức hấp dẫn cho sản phẩm hàng hóa đặc thù của khu công nghiệp. Do đó, vấn đề “khai sinh” thêm các khu vực công nghiệp, dịch vụ với môi trường sinh sống, làm việc hiện đại, đầy đủ tiện nghi, hướng tới phát triển thành các thành phố công nghiệp, đô thị thông minh đạt tiêu chuẩn quốc tế trở thành hướng đi mới của những doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn.

Cơ hội phát triển khu công nghiệp – dịch vụ

Việc xây dựng khu dịch vụ kế cận trong khu công nghiệp được kỳ vọng sẽ hút người lao động cũng như người dân địa phương về sinh sống và làm việc. Nhờ đó, mô hình này hứa hẹn góp phần giúp giãn dân một cách tự nhiên, góp phần giải bài toán mật độ dân số quá cao ở một số khu vực.

Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng phát triển là tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Nhờ đó, các khu công nghiệp – dịch vụ tiếp tục có động lực để nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng thu nhập cho lao động địa phương và các tỉnh lân cận, góp phần thay đổi cơ cấu sản xuất, giải quyết các vấn đề xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hóa.

Tuy nhiên, bài toán đặt ra là làm sao gắn việc phát triển khu công nghiệp dịch vụ với yêu cầu giải quyết vấn đề nhà ở, công trình văn hóa, thể thao và các tiện ích xã hội khác nhằm đảm bảo cuộc sống của công nhân, từ đó phát triển theo hướng bền vững. Nhiều chuyên gia nhận định, để giải quyết cả hai vấn đề này, ngoài thu hút cư dân đến sinh sống, cần có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý, đặc biệt liên quan đến quy hoạch tổng thể địa phương.

TIN LIÊN QUAN
50 doanh nghiệp tên tuổi Mỹ tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam
Một phái đoàn hơn 50 doanh nghiệp Mỹ, gồm nhiều tên tuổi lớn như SpaceX, Boeing,... 
Kết nối giao thương doanh nghiệp Hà Nội – Singapore
Chiều 7/3, Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Thương vụ Việt Nam tại Singapore,... 
Bình Định thu hút 14 dự án đầu tư trong 2 tháng đầu năm 2023
Các dự án có vốn đầu tư trong nước, trong đó có 4 dự án trong KKT, KCN với tổng... 
Kỳ vọng tăng tốc trong thu hút đầu tư nước ngoài năm 2023
Theo tính toán của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong năm...